Đường Bá Hổ từng vẽ bức "Tứ mỹ nhân" châm biếm tính háo sắc của vua thời Hậu Thục.

唐伯虎曾画了一幅讽刺五代前蜀后主王衍好色的《四美图》。

Bức tranh còn có tên gọi Vương Thục cung kỹ (ca kỹ trong cung của vua nước Hậu Thục), hiện được trưng bày ở Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Tranh không vẽ bối cảnh nhưng họa sĩ viết lời đề phía trên để nói về nội dung tác phẩm. Bức họa tái hiện câu chuyện ở một trong 10 quốc gia thời Ngũ đại Thập quốc trong lịch sử Trung Quốc (902-979). Các cung nữ đầu đội mũ hoa, ăn vận lộng lẫy chờ vua Vương Diễn (899-926) gọi hầu hạ.

该画又名《王蜀宫妓图》(后蜀王宫中的歌妓),现藏于北京故宫博物院。画中没有画出背景,但作者在画作上方自题了作品的内容。这幅画再现了中国历史上五代十国时期(902-979)十个国家之一的故事。宫女们头戴金莲花冠,穿着华丽的衣服,整妆待君主王衍(899-926)召唤侍奉。

Đường Bá Hổ (1470-1524) vẽ trên lụa, cao 125 cm, ngang 53 cm. Các cô gái tay cầm đồ ăn, bình rượu. Gương mặt nhân vật đều có các vệt phấn trắng - lối trang điểm có từ thời Ngũ đại Thập quốc, ăn vận, trang điểm đẹp nhưng gương mặt không toát vẻ tươi vui.

唐伯虎(1470-1524)绘于绢本上,画作高125厘米,宽53厘米。侍女们拿着食物和酒瓶。人物脸上都有白粉装饰的痕迹—五朝十国时期的妆容,打扮得体,妆容精致,但脸色看不起并不欢愉。

Theo giới thiệu của bảo tàng, bức tranh mang hàm ý châm biếm rõ nét của Đường Bá Hổ với hoàng đế Hậu Thục. Bấy giờ, nhà vua hoang dâm vô độ, ngày đêm uống rượu vui chơi. Vua từng cho mở tiệc chín ngày đêm, say sưa tửu sắc cùng các nịnh thần.

据博物馆介绍显示,此画暗含着唐伯虎对后蜀皇帝明显的讽刺意味。当时的国王荒淫无度,日夜饮酒作乐,曾与佞臣们一起狂欢九个昼夜。
原创翻译:龙腾网 https://www.ltaaa.cn 转载请注明出处


Vương Diễn còn ra lệnh xây hoàng cung như tiên cảnh, hao phí sức người sức của. Nhà vua không chăm lo việc triều chính, để cuộc sống người dân lầm than. Bức tranh thể hiện sự mệt mỏi, chua xót và bất lực của các mỹ nữ trong cung.

王衍还下令建造一座如仙境般的宫殿,浪费大量人力和物力。不顾朝政,民不聊生。画中表现了宫女们的疲惫、辛酸和无奈。


Phụ nữ trong tranh Đường Bá Hổ. Ảnh: Sina

画中的侍女。 图片来源:新浪

Tứ mỹ nhân là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách hội họa của Đường Bá Hổ. Bốn nhân vật vóc dáng cân đối, vai suôn, mày liễu. Các cung nữ đứng so le, đầu hơi nghiêng, màu sắc trang phục biến hóa đậm nhạt, tạo sự sinh động dù bố cục đơn giản.

《四美图》是唐伯虎的代表作品。四个人物身材匀称,肩膀光滑,柳叶眉。宫女们错位而立,头微侧,服饰色彩变化大胆,布局简单却生动活泼。

Theo Sina, Đường Bá Hổ chọn đề tài phụ nữ trong cung để thể hiện sự đồng cảm của ông với thân phận yếu ớt trong xã hội. Họa sĩ tên Đường Dần, tự Bá Hổ, là nhân vật văn hóa kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông quê ở Tô Châu, bộc lộ tư chất thông minh từ nhỏ. Năm 16 tuổi, Đường Bá Hổ thi đỗ tú tài với điểm cao nhất, vang danh khắp Tô Châu. Từ sau 20 tuổi, cuộc đời Đường Bá Hổ nhiều lận đận.

据新浪报道,唐伯虎选择宫中女性这个话题,是为了表达自己对社会弱势地位的同情。画家唐寅,字伯虎,是中国历史上杰出的文化人物;苏州人,自幼才华出众。16岁时,唐伯虎以第一名的成绩考中举人,名扬整个苏州。从20岁开始,唐伯虎的生活充满了坎坷。

Năm 25 tuổi, cha mẹ, vợ và em gái Đường Bá Hổ lần lượt qua đời. Nhờ được bạn thân Chúc Chi Sơn khích lệ, Bá Hổ dồn tâm huyết dùi mài kinh sử. Nhưng kết thúc kỳ thi, Đường Bá Hổ bị tố cáo gian lận thi cử, bị tống giam. Sau hơn một năm ngồi tù, Bá Hổ được thả nhưng thanh danh hoen ố, con đường khoa cử, làm quan chấm dứt.

25岁时,其父母、妻子和妹妹相继去世。所幸在好友祝枝山的鼓励下,他全心投入钻研经史。但考试结束后却被指控考试作弊被捕入狱。入狱一年多后被释放,但他的名声却被玷污,科举当官之路就此结束。


Chân dung Đường Bá Hổ của họa sĩ thời Thanh Lý Nhạc Vân. Ảnh: xinhua

清朝画家李乐文笔下的唐伯虎画像。 图片来源:新华社

Vết nhơ ngồi tù khiến Đường Bá Hổ biến thành con người khác. Ông sa ngã, phóng túng, thường tới lầu xanh, kỹ viện, rượu chè bê tha. Đường Bá Hổ từng cùng một số bạn thân - trong đó có Chúc Chi Sơn - đóng giả ăn mày, tiền thu được đều dùng uống rượu.

入狱的污点使得唐伯虎像变了个人。他堕落放纵,经常去青楼、妓院酗酒。 他和一些亲密的朋友——包括祝枝山——假装成乞丐,所得的钱都用来喝酒。

Năm 35 tuổi, Đường Bá Hổ gặp Thẩm Cửu Nương - kỹ nữ ở lầu xanh. Nàng giỏi thi họa, trân trọng tài năng của Đường Bá Hổ. Gặp được hồng nhan tri kỷ, ông tu chí làm lại từ đầu. Hai người dựng căn nhà, đặt tên là Đào Hoa Am. Đường Bá Hổ kiếm tiền nhờ bán tranh, thư pháp. Ông không còn coi trọng khoa cử, quyền thế và danh vọng, nhiều lần thể hiện sự chống đối thời cuộc, châm biếm xã hội qua các bài thơ, tranh vẽ. Năm 1512, Thẩm Cửu Nương qua đời do lao lực, bệnh tật. Từ đó, Đường Bá Hổ không nạp thê thiếp. Cuối đời, Đường Bá Hổ quy y cửa Phật. Họa sĩ qua đời trong cảnh nghèo túng.

35岁那年,唐伯虎在青楼里认识了名妓沈九娘。她擅长绘画,很欣赏唐伯虎的才华。当遇到了自己的红颜知己时,他决定重新开始。两人建造了一座房子,并将其命名为桃花庵。唐伯虎靠卖书画赚钱。他不再重视科举、权势和名望。自己多次表达了对时代的不满,通过诗画讽刺社会。1512年,沈九娘因劳病去世。从此,唐伯虎就不再娶妻纳妾。晚年的他皈依佛门,最终在穷困潦倒中死去。